Ý nghĩa độ sụt bê tông

Ý nghĩa độ sụt bê tông

Không phải ai trong chúng ta cũng đều biết đến và hiểu rõ về "độ sụt bê tông". Hãy cùng Tư Thành Phát tìm hiểu thông tin cơ bản về vấn đề này qua bài viết sau!

Ý nghĩa độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông là một khái niệm không còn quá xa lạ với bộ phận kỹ sư xây dựng, nhưng những người ngoài ngành thì lại khó có thể hiểu rõ.

Nó còn được biết đến là độ lưu động của vữa bê tông, xác định theo tiêu chuẩn TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A, với ký hiệu SN (cm).

Và độ sụt này được dùng để đánh giá khả năng dễ chảy của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động.

Quá trình kiểm tra độ sụt bê tông thường được thực hiện tại công trình xây dựng hoặc các phòng nghiên cứu và thí nghiệm.

Tóm lại, độ sụt sẽ cho chúng ta biết được mức cứng, đặc và chắc chắn của mẫu bê tông trước khi đưa vào sử dụng trong công trình xây dựng.

Ý nghĩa độ sụt bê tông

Độ sụt bê tông hợp lý

Có rất nhiều độ sụt khác nhau tương ứng với từng hạng mục và vị trí thi công, ảnh hưởng từ thời tiết, hình thức đổ bê tông...

Tuy nhiên, độ sụt bê tông hợp lý thường sẽ được quy định cụ thể như sau:

  • Với công trình nhà ở dân dụng: Độ sụt hợp lý là 10 ± 2 (tối đa 12 ± 2 khi lên cao) trong trường hợp dùng bơm để đổ bê tông.
  • Với công trình bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm: Độ sụt hợp lý nên ít hơn 6 ± 2.

Ý nghĩa độ sụt bê tông

Hướng dẫn kiểm tra độ sụt bê tông

Muốn kiểm tra độ sụt bê tông, cần chuẩn bị những thiết bị sau đây:

  • Một chiếc mâm phẳng có bề mặt đủ rộng.
  • Bay để gạt hỗn hợp.
  • Que thép tròn để đầm.
  • Nón sụt Abraham.
  • Một cây thước thép bê tông.
  • Mẫu bê tông được lấy từ xe chở hoặc trộn thủ công với xi măng + cát + nước + cốt liệu.

Quy trình kiểm tra độ sụt bê tông sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

  • Đặt chiếc mâm phẳng lên sàn và tiến hành làm ẩm, hãy chắc chắn không có nước tự do đọng lại.
  • Cố định hình nón sụt vững vàng tại chỗ với 02 chân giữ.
  • Chèn hỗn hợp bê tông vào 1/3 nón sụt rồi sử dụng thanh thép đầm chặt mỗi lớp vật liệu 25 lần theo chuyển động tròn, đảm bảo không khuấy lên.
  • Cho thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu 2/3, tiến hành lặp lại 25 lần nén và đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông.
  • Cho thêm hỗn hợp bê tông vào nón sụt và lặp lại quá trình đầm 25 lần đến khi đủ hết.
  • Sử dụng que đầm thép để gạt bỏ phần bê tông thừa ở phần mở trên của nón sụt theo một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng phiu.
  • Cần tiến hành tháo bỏ nón sụt thật nhẹ nhàng bằng cách nâng nó lên theo chiều dọc trong khoảng thời gian 10 ± 2 giây và phải đảm bảo rằng mẫu bê tông không dịch chuyển.
  • Chờ hỗn hợp bê tông sụt theo tỷ lệ quy định.
  • Đo sự sụt giảm sau khi bê tông ổn định theo chiều cao.

Ý nghĩa độ sụt bê tông

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn