Hướng dẫn thi công gạch kính lấy sáng13>
Nếu bạn chưa biết cách thi công gạch kính lấy sáng như thế nào cho đúng kỹ thuật, thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé!
Gạch kính lấy sáng là gì?
Gạch kính được đánh giá là một trong những giải pháp lấy sáng cho không gian ngôi nhà hữu hiệu và thẩm mỹ nhất.
Đây là một loại sản phẩm gạch ốp mang hình dáng của một khối thủy tinh, có tính năng lấy sáng vô cùng hiệu quả.
Bề ngoài của gạch kính trong có vẻ khá dày và "đồ sộ", thế nhưng chúng lại có cấu tạo rỗng ở trong.
Hiện nay, gạch kính lấy sáng đã trở nên vô cùng phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng lựa chọn ứng dụng rộng rãi trong mọi loại kiến trúc khác nhau như nhà ở, tiệm spa, phòng karaoke, quán bar...
Ưu điểm của gạch kính lấy sáng
- Với nguyên liệu cấu tạo chính là thủy tinh thuần khiết, gạch kính lấy sáng có độ bền rất cao.
- Khả năng chống chịu được mọi tác động lực lớn đến từ môi trường bên ngoài cực kỳ tốt.
- Sở hữu cường độ nén lên đến 7MPa (70kg/cm3).
- Cách âm và nhiệt tốt.
- Vì sở hữu cấu tạo rỗng ở trong nên gạch kính lấy sáng có khả năng làm giảm sức nóng từ môi trường bên ngoài lên đến 52%.
- Nhẹ hơn đáng kể so với các loại gạch thông thường, giúp quá trình thi công và vận chuyển được thực hiện dễ dàng.
- Giúp cải thiện ánh sáng cho không gian ngôi nhà hiệu quả.
- Chống thấm tốt, dễ dàng vệ sinh và bảo quản.
- Đem lại cho công trình vẻ thẩm mỹ rất cao, tạo nên cảm giác lung linh và huyền ảo.
- Có đa dạng mẫu mã với hoa văn và gam màu độc đáo, ứng dụng được cho nhiều không gian kiến trúc khác nhau.
Hướng dẫn thi công gạch kính lấy sáng
Để công trình gạch kính lấy sáng sau khi hoàn thiện mang đến hiệu quả sử dụng và đạt được mức độ thẩm mỹ tối đa, bạn cần lưu ý thực hiện theo hướng dẫn với quy trình như sau:
Lựa chọn mẫu gạch kính phù hợp với công trình
Dựa vào sở thích của thành viên trong gia đình, cũng như diện tích không gian cần lấy sáng rộng hay hẹp... mà có thể lựa chọn loại gạch kính sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình (kích thước, gam màu, hoa văn).
Quan trọng hơn hết, bạn chỉ nên mua đúng - đủ số lượng cần sử dụng để tránh làm lãng phí nguồn nguyên vật liệu và ngân sách đầu tư.
Lên phương án cho quá trình thi công
Vì gạch kính lấy sáng không thể đẽo, gọt... nên bạn cần phải lên kế hoạch thi công thật kỹ lưỡng.
Khoảng cách giữa các viên gạch lý tưởng nhất là từ 0,6cm đến 1cm.
Nếu gạch kính lấy sáng không thể lấp đầy toàn bộ phần cần được thi công, bạn có thể chèn thêm các loại vật liệu khác như gỗ... sao cho thật thích hợp.
Trộn vữa
Bạn cần tuân thủ tỷ lệ trộn vữa theo đúng như hướng dẫn từ nhà sản xuất với lượng vừa đủ để sử dụng trong khoảng một giờ đồng hồ là tốt nhất.
Hạn chế trộn quá nhiều vữa nhưng lại không sử dụng kịp khiến chúng bị vón cục, để tránh làm lãng phí nguồn nguyên vật liệu.
Thi công
Đặt trước một viên gạch lên không gian cần thi công, nên tiến hành từ vị trí góc.
Sau đó, bay đủ vữa trên một mặt của viên gạch tiếp theo và đính nó với khối đầu tiên.
Bạn chỉ cần thực hiện theo trình tự từng hàng cho đến khi không gian cần thi công đã được lấp đầy.
Lưu ý, chỉ nên thêm vữa vào một mặt của khối tiếp theo trong cùng một hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối.
Việc đặt miếng đệm giúp cho khoảng cách giữa các khối luôn đồng nhất và vữa ở hàng trên không bị đùn ép ra ngoài.
Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường
Cứ khoảng 30cm, bạn nên có thêm thanh gia cố sức chịu lực.
Điều này góp phần làm tăng sức chịu lực và độ ổn định cho toàn bộ công trình gạch kính lấy sáng.
Vệ sinh và niêm phong khu vực mới thi công
Quá trình thi công, nếu bụi và vữa có dính lên bề mặt gạch kính lấy sáng thì bạn hãy sử dụng một miếng vải mềm ẩm để tiến hành lau chùi sạch sẽ.
Sau đó, niêm phong khu vực thi công lại để chờ cho lớp vữa hoàn toàn khô hết.