Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

Khi tiến hành chọn và thi công vật liệu lợp mái nhà, nhiều chủ nhà sẽ rất đau đầu không biết nên chọn lợp ngói, tôn hay ván phủ...

"Chọn vật liệu nào để lợp mái nhà?". Đây là câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các gia chủ đều đặt ra cho các nhà thầu thiết kế và thi công. Bởi mái nhà là bộ phận trên cùng, quan trọng trong bộ khung nhà ở. Nó vừa là một phần của kết cấu chịu lực, vừa có tác dụng che chở.

Lựa chọn vật liệu xây dựng lợp mái

Có 3 loại vật liệu thường được dùng trong khâu lợp mái: 

Ngói

Ngói là một loại vật liệu làm mái nhà được ưa chuộng hiện nay của đại đa số người dân ở tại nông thôn. Có một số loại ngói như ngói truyền thống, ngói bitum cao cấp, tôn giả ngói. 

Ưu điểm:

  • Mang nét độc đáo của kiến trúc truyền thống.
  • Độ bền cao: Khoảng 80 năm.
  • Chống thấm, cách nhiệt tốt. 

Nhược điểm:

  • Chi phí mua và lắp ghép cao.
  • Sức nặng lớn đòi hỏi kết cấu chịu lực của mái tốt. 

    Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

    Ván phủ nhựa đường

    Thịnh hành từ rất lâu trên thế giới nhưng mới chỉ du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu. Loại ván phủ nhựa đường này phù hợp sử dụng cho những mái nhà dốc.

    Ưu điểm: Đa dạng mẫu mã, giá thành phải chăng, trọng lượng nhẹ, chống thấm và cách nhiệt tốt.

    Nhược điểm: Độ bền thấp, khoảng 20-30 năm.


    Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

    Tôn

    Đây cũng là lựa chọn của đa số người dân, mái tôn cũng là một loại vật liệu đa dạng về mẫu mã, màu sắc.

    Ưu điểm:

    • Nhẹ, bền, thi công nhanh gọn.
    • Mẫu mã đa dạng, có khả năng chống nóng.

    Nhược điểm:

    • Dễ bị gió tốc khi gặp bão.
    • Chống ồn kém.

    Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

    Thi công vật liệu lợp mái

    Ngói

    Câu hỏi được đặt ra ở đây là nên lợp ngói hay dán ngói?

    • Dán ngói: Lớp bê tông được đúc nghiêng, sau đó sẽ dán ngói lên bề mặt. Do vậy, khối lượng, trọng lượng của loại mái này rất nặng (nó bao gồm khối lượng của dầm, tấm bê tông cốt thép, vữa, hồ, xi măng…) và đương nhiên là cả trọng lượng của những viên ngói đá. Loại mái này bị lưu nhiệt trong kết cấu, hơn nữa thời gian thi công cũng khá lâu và phức tạp. Đặc biệt, khi xảy ra lỗi hoặc muốn sửa chữa thì rất khó khăn bởi phần mái ngói được dán bên ngoài vô cùng chắc chắn. Tuy nhiên, kiểu mái dán ngói này lại rất được ưa chuộng bởi tính bền vững, độ an toàn của mái đối với tổng thể công trình nhà ở.
    • Lợp ngói: Các viên ngói được lợp với nhau từng lớp mà không bị dán “chết” một chỗ nên dễ dàng co giãn theo thời tiết. Điều này cho phép chủ đầu tư dễ dàng sửa chữa, thi công. Bên cạnh đó là trọng lượng nhẹ, cũng như giá thành thi công cho loại mái này chỉ bằng 60% so với mái dán ngói. Nhưng kiểu mái này có một nhược điểm là không chắc chắn bằng hình thức dán ngói, có thể tháo gỡ bất kì viên ngói nào nên không có tính an toàn cao.

      Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

      Ván phủ nhựa đường

      • Độ dốc mái lợp thông dụng từ 10-80o.
      • Mái lợp có độ dốc dưới 10o cần vệ sinh mái định kỳ để tránh bám bẩn.
      • Mái lợp có độ dốc trên 80o cần tăng cường khả năng bám dính bằng keo bitum và đinh.
      • Trước khi thi công cần chắc chắn bề mặt mái đã được làm sạch, không còn bụi bẩn.
      • Đảm bảo bề mặt mái nhẵn, không xù xì.
      • Nên dùng một lớp vật liệu lót (có thể là keo bitum hoặc giấy lót chuyên dụng) để tăng độ nhẵn và độ bám dính của tấm lợp lên mái.
      • Trên hai mặt tấm lợp phủ đá nhựa đường có thể có các lớp keo bitum sẵn có, các lớp keo này thường sẽ được cách ly bằng một lớp phim mỏng, cần lột lớp phim này ra trước khi lợp mái.
      • Đinh dùng trong thi công tấm lợp phủ đá nhựa đường là loại đinh thép, không gỉ, có chiều dài hợp lý, đường kính mũ đinh ~10mm.
      • Bảo quản vật liệu trong kho cần khô ráo, thoáng mát.
      • Các bó có thể chồng lên theo chiều nằm ngang (chiều có diện tích lớn nhất) và không được đặt quá 15 lớp theo chiều cao.
      • Người thi công cần mang giày đế mềm, mang các dụng cụ bảo hộ cần thiết nếu làm việc trên cao.
      • Dụng cụ thi công gồm: Dao rọc, búa, súng bắn đinh, băng keo, keo bitum nếu cần thiết...

      Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

      Tôn 

      • Cần bắn vít tường nên bắn vào múi âm, theo chiều vuông góc với bề mặt tấm lợp (cần sử dụng vít dài 4cm).
      • Độ dày xà gồ tối thiểu 1,5mm là độ dày phù hợp nhất khi lựa chọn, sử dụng thép hộp sơn màu trắng góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của công trình thuộc kiểu nhà dân dụng.
      • Tuyệt đối không được phép để phôi sắt bắn lên mặt tôn trong quá trình cắt tấm lợp bằng máy cắt vì nó gây ra hiện tượng cháy sơn sau đó dẫn đến gỉ mái tôn.
      • Khi thi công lợp mái tôn cần chú ý phải vệ sinh sạch sẽ mái lợp, nếu không vệ sinh các mạt sắt phát sinh. Điều này sẽ dẫn đến gỉ mái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của mái tôn.
      • Tuyệt đối không dùng các dung dịch tẩy rửa vì nó có các khả năng mài mòn hay các loại dung môi như dầu thông, xăng, dầu hỏa và các dung môi làm sạch sơn trên bề mặt tấm lợp tôn.
      • Trường hợp không sử dụng lợp ngay, tấm lợp cần để nơi khô ráo, đặt cách xa nền nhà, không được bóc lớp nilon bên ngoài.

        Kinh nghiệm lựa chọn và thi công vật liệu lợp mái

        Bài viết mới hơn

        Bài viết cũ hơn