Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Kiến trúc Việt Nam đã có hơn 4000 năm và phát triển đều qua các giai đoạn. Dựa vào từng khu vực và đặc điểm dân tộc mà văn hóa nhà ở mỗi nơi cũng khác nhau

Lịch sử kiến trúc nhà Việt xưa

Con người đã sáng tạo ra không gian sống cho riêng mình từ hơn 4000 năm trước đây.

Lịch sử kiến trúc Việt Nam được khai sáng từ thời kỳ đầu khởi dựng đất nước, gắn liền với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, nổi bật là kỹ thuật đúc đồng của văn hóa Đông Sơn.

Trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ, phong cách kiến trúc nhà sàn được tái hiện rõ nét, phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất nước thời bấy giờ.

Dù bị thống trị hàng nghìn năm bởi phong kiến Trung Hoa, nền văn hóa Việt Nam vẫn trường tồn và liên tục đổi mới để phát triển. 

Các di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về trước đã không còn theo thời gian, chỉ sót lại một số di tích dưới lòng đất, điển hình là những ngôi mộ thời Hán.

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Phong cách nhà của các dân tộc

Các kiến trúc ở Cham-pa chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ. 

Tháp Chàm là nghệ thuật kiến trúc xây bằng gạch với kỹ nghệ đặc sắc, tiêu biểu cho miền Trung.

Mỗi khu vực sẽ có kiểu kiến trúc đại diện khác nhau như:

  • Kiến trúc Khơ-me đại diện cho Đông Nam Bộ
  • Kiến trúc Tây Nguyên tiêu biểu cho vùng Nam Trung Bộ
  • Kiến trúc Mường tiêu biểu cho Hòa Bình
  • Kiến trúc người Thái đại diện khu vực Tây Bắc
  • Kiến Trúc Tày Nùng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Phong cách nhà của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh chiếm 87,1% dân số trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy nên kiến trúc truyền thống của dân tộc Kinh tiêu biểu cho toàn bộ kiến trúc tại Việt Nam lúc bấy giờ.

Các loại kiến trúc nổi tiếng thời bấy giờ như:

  • Kiến trúc có bố cục, hàm ý tượng trưng, mang tính nghệ thuật chứa đựng triết lý phương Đông tạo cảm giác tinh tế, kín đáo nhưng lại sâu lắng và trí tuệ.
  • Kiến trúc gần gũi, xinh đẹp và hài hòa với thiên nhiên. Loại kiến trúc này mang không gian và hình khối như một yếu tố hữu cơ của thiên nhiên.
  • Kiến trúc có không gian linh hoạt, dễ biến đổi phù hợi với điều kiện sinh hoạt trong không gian. Có ba loại không gian được phối hợp khéo léo như không gian kín, không gian bán kín - bán mở và không gian mở.
  • Kiến trúc có tỷ lệ không gian gắn bó mật thiết với hoạt động con người cần phân phối tỷ lệ giữa các bộ phận trong công trình phải hài hòa, thống nhất.
  • Kiến trúc điêu khắc, trạm trổ màu sắc như một yếu tố phụ giúp tăng tính nghệ thuật cho công trình. Loại kiến trúc này sử dụng các hoa văn mang tính biểu trưng nhằm tôn lên nét nghệ thuật của công trình.
  • Kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam thường có mái dốc thẳng. Cuối đầu mái dốc thường uốn cong hoặc trang trí hoa văn phong phú. Bên dưới là hai loại đầu hồi thẳng che cho than nhà.

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Xu hướng kiến trúc nhà Việt ngày nay

Đô thị Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn, tồn tại ở 3 dạng chủ yếu là biệt thự, nhà phố và dạng căn hộ chung cư.

Giá trị của từng loại kiến trúc này được quyết định dựa theo diện tích, vị trí, tiện nghi, chất liệu xây dựng mà phân thành nhiều loại khác nhau.

Loại hình nhà phố liền kề hiện đang là xu hướng chính trong quá trình quy hoạch tại thời đại đô thị phát triển.

Trong tình trạng thiếu hụt đất và dân cư ngày càng tăng, dạng căn hộ chung cư đã trở thành xu hướng tất yếu cho các đô thị hiện đại.

Kiến trúc nhà Việt xưa có đặc điểm gì?

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn