Ứng dụng của đá hộc trong xây dựng13>
Đá hộc là dòng tự nhiên được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình xây dựng như làm móng nhà, xây tường, bờ kè...
Đá hộc là gì?
Đây là loại đá tự nhiên, được khai thác từ các mỏ lớn, chẻ nhỏ theo nhiều cách khác nhau, có màu xanh sẫm và vô cùng chắc chắn.
Nó có đường kính từ 10 - 40cm, kích thước và hình dạng các viên đá không đồng đều.
Đá hộc là nguyên liệu thường được dùng để xay ra thành các loạicó kích thước nhỏ hơn như đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6...
Ứng dụng của đá hộc trong xây dựng
Dùng để xây bờ kè
Đá hộc dùng để xây bờ kè được sử dụng là loại có kích thước lớn và nặng.
Nó được ứng dụng trong việc thi công xây bờ kè cho sông, đê, biển.
Với nhiều hình dạng khác nhau và bề mặt xù xì, khi kết hợp cùng vữa sẽ tạo ra kết cấu bền chặt nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ cao.
Dùng để xây móng nhà
Móng đá hộc là một trong những loại thi công xây dựng khá phổ biến, được dùng cho nhà cấp 4 và dân dụng thấp tầng...
- Do kích thước của đá lớn và không đều nhau, nên chiều rộng tối thiểu của gối móng phải đạt 50cm.
- Đồng thời, cần đảm bảo sử dụng mỗi viên đá không lớn hơn 1/3 chiều rộng của móng và kích thước cổ tối thiểu là 40cm.
- Đối với móng cột, độ dày cổ tối thiểu trở lại phải là 60cm, chiều rộng bậc giật ngang với chiều cao bậc giật (thường lấy từ 35 đến 60cm).
- Đối với móng có bậc giật, chiều cao mỗi một thường không nhỏ hơn 50cm.
- Đá hộc dùng để xây móng nhà phải có cường độ 200kg/cm2, sử dụng chất liên kết làm từ vữa tam hợp 1:1:5 hay 1:1:9.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng vữa xi măng trộn với cát theo tỷ lệ 1:4.
- Lớp đệm thường là cát đầm chát (dày 5 - 10cm) hoặc bê tông gạch vỡ/đá dăm (dày 15 - 30cm), tùy theo tình hình nền móng.
Dùng để xây tường nhà
Các viên đá hộc dùng trong xây dựng thường có kích thước là 20x40x20, 15x15x25, 15x20x35... Chúng được đẽo gọt khéo léo, đảm bảo chiều dày thiết kế và độ ổn định cao nhất trong quá trình thi công.
Khi xây tường đá hộc thành lớp thì nên chọn loại có độ dày lớn hơn 25cm.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý là với mỗi một lớp xây, cần chọn các viên đá có kích thước gần như nhau để đảm bảo dễ thi công và mang lại tính thẩm mỹ cao.
Tiêu chuẩn của đá hộc
TCVN 4085:2011 do Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng biên soạn, Bộ Xây Dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thẩm định, Bộ Khoa Học Và Công Nghệ đã công bố về tiêu chuẩn của đá hộc như sau:
- Đá được sản xuất bằng phương pháp nổ mìn, có khối lượng 20 - 40kg.
- Đá hộc dùng kết hợp vữa xây tường phải có kích thước tối thiểu với bề dày 10cm, chiều dài 25cm và rộng 20cm.
- Mặt đá không được lồi lõm quá 3cm.
- Đá dùng để xây mặt ngoài phải có chiều dài ít nhất 30cm, diện tích phô ra tối thiểu phải đạt 300cm2, độ lồi lõm không quá 3cm.
- Đá hộc để lát phải có chiều dài hoặc rộng ngang với bề dày thiết kế của lớp lát.
- Đá hộc thường được dùng để xây tường cánh, làm móng, trụ pin, chắn đất, lát mái bằng/nghiêng, sân tiêu năng.
Ưu và nhược điểm của đá hộc
Ưu điểm của đá hộc
- Đá hộc có bản chất tự nhiên nên cường độ nén và sức chịu lực vô cùng cao.
- Độ bền cao trong mọi môi trường sử dụng.
- Tuổi thọ có thể lên đến hàng nghìn năm, bất chấp tác động từ các yếu tố của môi trường bên ngoài.
- Vì có độ rắn chắc cao nên khả năng chống thấm nước rất tốt.
- Chống va mòn nên phù hợp với các công trình giao thông thủy lợi.
- Có hình dáng và kích thước vô cùng độc đáo.
- Tính thẩm mỹ khá cao.
- Khai thác chế biến không phức tạp, thi công dễ.
Nhược điểm của đá hộc
Vì kích thước cũng như hình dáng của các viên đá hộc đều khác nhau, nên trong quá trình thi công sẽ tạo ra những khoảng trống trong móng và tường nhà. Như vậy, cần phải tốn rất nhiều vữa để lấp đầy chúng.
Nếu bạn đang tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, đặc biệt là đá hộc, thì hãy nhanh tay liên hệ ngay cho Tư Thành Phát thông qua hotline 0909 553 750 để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhé!