Tìm hiểu về vật liệu xây dựng chống thấm13>
Việc chống thấm là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ góp phần làm tăng tuổi thọ và bảo vệ mọi công trình khỏi bị hư hại bởi những tác động từ môi trường bên ngoài.
Chống thấm cho công trình xây dựng là gì?
Với mọi công trình xây dựng, chống thấm là việc làm vô cùng quan trọng, giúp ngăn nước thẩm thấu vào trong nhà hay những nơi cần có sự khô ráo.
Theo như thông thường, việc chống thấm sẽ được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng.
Tuy nhiên, phần lớn công trình xây dựng hiện nay vẫn thường chưa được chống thấm, cụ thể là trong các trường hợp sau đây:
- Công trình xây dựng cũ từ thời xa xưa. Lúc này, con người chưa biết đến kỹ thuật chống thấm.
- Do gia chủ thiếu hiểu biết hoặc ít khi thường xuyên quan tâm, giám sát trong suốt quá trình xây dựng. Dẫn đến tình trạng công trình không được chống thấm triệt để, đúng cách.
Hiện nay, đôi khi chống thấm còn quan trọng hơn cả cấu trúc và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Những nguyên nhân khiến công trình bị thấm
Có lẽ bất kỳ công trình xây dựng nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, cùng với yếu tố địa chất (đại diện của hai tác nhân nhiệt và cơ học):
- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam rất có hại đối với các công trình xây dựng. Sự co giãn nhiệt, kết hợp cùng khí hậu nóng ẩm... sẽ dẫn đến tình trạng "lão hóa" nhanh hơn.
- Điều kiện địa chất tuy phụ thuộc nhiều vào quá trình kiến tạo của từng khu vực (chẳng hạn như nền móng ở vùng đồng bằng rất yếu), nhưng ảnh hưởng thường xuyên nhất lại là do chấn động bởi con người.
Các nguyên nhân trên khiến cho công trình nhanh bị "lão hóa", khiến chúng dễ đứt gãy và co rút, đặc biệt là tại các "điểm yếu" như mạch ngừng, mối nối xây dựng...
Đây là những nguyên nhân cơ bản của việc tạo rãnh, khe nứt cho nước thấm qua... gây ô nhiễm và hư hại công trình.
Bên cạnh đó, đối với các công trình vốn đã bị lão hóa hoặc không sử dụng biện pháp chống thấm, nước cũng có thể thấm xuyên qua tường dù không tồn tại khe nứt.
Tìm hiểu về vật liệu xây dựng chống thấm
Những loại vật liệu xây dựng chống thấm thường được sử dụng để ngăn chặn nước thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một công trình nào đó.
Chúng ta có thể chống thấm cho công trình xây dựng của mình thông qua việc sử dụng những loại vật liệu như màng bảo vệ, lớp phủ hay tấm lợp để bao bọc lên trên.
Hiện nay, trên thị trường có 02 loại vật liệu chống thấm chủ yếu, bao gồm:
- Sơn chống thấm: Thường là sơn trên tường, được sử dụng để quét lên bề mặt ngoài - nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước. Bên cạnh khả năng chống thấm, đây còn là một loại vật liệu giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Hóa chất chống thấm: Thường được sử dụng để chống thấm tường, sàn hoặc xử lý những sự cố thẩm thấu do sai hỏng kết cấu như vỡ nứt phần chân, cổ trần, nứt móng...
Đối với những khu vực phải thường xuyên chịu sự tác động của nước, chúng ta nên xử lý chống thấm ngay từ ban đầu.
Lưu ý, không nên để xảy ra sự cố rồi mới tiến hành xử lý chống thấm. Việc này sẽ gây tốn nhiều chi phí hơn.
Một số loại vật liệu xây dựng chống thấm phổ biến
Sơn chống thấm
Hiện nay, các loại sơn chống thấm đang rất thịnh hành trên thị trường.
Bản thân khách hàng cũng cảm thấy vô cùng tiện lợi khi vừa có thể đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng vẫn tích hợp được tính năng chống thấm.
Việc sử dụng loại vật liệu này trong các công trình xây dựng hiện đại đang dần trở nên phổ biến hơn bởi nó sở hữu nhiều tính năng đặc biệt như thân thiện, dễ sử dụng và có độ bền lâu.
Lưu ý, khi sửa nhà hay nâng tầng, bạn nên lựa chọn các loại sơn có uy tín và chất lượng cao để việc chống thấm trở nên hiệu quả hơn.
Hóa chất chống thấm hữu cơ và vô cơ
Các loại hóa chất chống thấm thường dễ bị nhầm lẫn giống như sơn.
Thế nhưng, chúng chỉ tồn tại dưới dạng bột hay dung dịch chất lỏng, được dùng để phủ lên các bề mặt cần chống thấm mà thôi.
Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại chất chống thấm mà bạn cần lưu ý như sau:
- Về hóa chất chống thấm hữu cơ:
Chúng giống như một lớp áo mỏng, phủ bên ngoài để thực thi nhiệm vụ chống thấm.
Tuy nhiên, mức độ bền dai của loại hóa chất chống thấm hữu cơ này đều còn phải phụ thuộc nhiều vào thời gian sử dụng và điều kiện thời tiết. Chính vì vậy, chúng cũng rất mau trở nên mất tác dụng.
Vậy nên, khi sử dụng loại vật liệu này, bạn cũng cần phải thường xuyên xử lý định kỳ và phủ thêm một lớp bên ngoài để làm tăng hiệu quả chống thấm.
Ưu điểm của loại vật liệu này là rẻ tiền, nhưng chúng chỉ bền vững khi chất chống thấm ăn sâu vào bên trong hay được sử dụng kết hợp với lưới thủy tinh.
- Về hóa chất chống thấm vô cơ:
Có khả năng chống thấm rất tốt, từ bên trong vật liệu ra ngoài.
Tuy nhiên, loại này thường có giá thành khá cao. Thêm nữa, vì chúng ở dạng dung dịch thể lỏng có men tự ngấm vào các chất liệu bê tông nên tốt - xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Băng keo chống thấm
Đây là một trong những cách chống thấm trực tiếp và mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Hơn nữa, giá thành của nó cũng vô cùng hợp lý.
Băng keo chống thấm có nhiều đặc điểm nổi trội như khả năng tiếp xúc và dính chặt với bề mặt cần thi công, rất khó bị xé rách, dễ dàng vệ sinh...
Bên cạnh đó, một số loại băng keo còn được bổ sung thêm các lớp đặc biệt để làm tăng khả năng chống thấm nước hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng loại vật liệu này cho mọi bề mặt khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý giữ khô ráo tuyệt đối ở những nơi dán keo, không để bám bất kỳ chất bẩn nào.
Chính vì lý do này mà bạn nên vệ sinh bề mặt cần chống thấm thật kỹ lưỡng rồi hãy dán keo lên để hiệu quả chống thấm đạt mức cao nhất.