Gạch chống nóng Cotto là gì?

Gạch chống nóng Cotto là gì?

Gạch chống nóng Cotto là một trong những sản phẩm bán chạy nhất hiện nay và có sức tiêu thụ rất lớn, giúp hoàn thiện không gian ngoài trời hay trên sân thượng.

Gạch chống nóng Cotto là gì?

Gạch chống nóng Cotto được sản xuất dựa trên công nghệ nung sống.

Chất liệu chính được dùng để sản xuất loại gạch này đó là đất sét.

Dạng đất sét này sẽ được đem đi nghiền khô, đùn dẻo và sấy nung nhanh ở mức nhiệt cao khoảng 1160 - 1200 độ C.

Cách đây rất lâu, vào những năm 2000 của thế kỷ 20 trở về trước, đất sét nung trong thị trường vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ sấy buồng truyền thống, thời gian kéo dài từ 14 - 16 tiếng mới có thể đảm bảo được độ khô.

Cách nung sấy cổ truyền này đã gây tốn rất nhiều thời gian. Đồng thời, nếu chế độ nhiệt và ẩm không thích hợp thì sẽ làm biến dạng sản phẩm, khiến gạch bị cong vênh, nứt, kích thước không được chuẩn.

Để giải quyết những vấn đề này, vào năm 2000, hãng SACMI của Italia đã thiết kế ra lò sấy cao tần có khả năng truyền nhiệt và ẩm từ sản phẩm ra môi trường.

Cũng chính từ đây, việc nung sấy gạch đã tiết kiệm được thời gian đến 10 - 15 lần.

Bên cạnh đó, khi sản xuất với phương pháp này, gạch cũng sẽ đạt được chất lượng tốt hơn, không còn bị biến dạng, cong vênh và rạn nứt.  

Gạch chống nóng Cotto là gì?

Ưu điểm của gạch chống nóng Cotto 

Một trong những loại vật liệu hiện đang được ứng dụng nhiều nhất vào việc ốp lát cho các hạng mục thi công mang phong cách truyền thống như nhà cổ, sân đình, chùa, đền... đó chính là gạch chống nóng Cotto.

Vậy dòng sản phẩm này có những ưu điểm nổi bật nào mà lại được sử dụng nhiều đến như vậy? Hãy cùng Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây nhé!

Sở hữu độ bền cao

Như đã nêu ở trên, gạch chống nóng Cotto được sản xuất từ chất liệu chính là đất sét. Chúng phải trải qua quá trình nghiền khô, đùn dẻo và sấy nung ở nhiệt độ cao.

Chính vì vậy mà sản phẩm có độ cứng, bền và chống mài mòn rất tốt.

Có khả năng chống nóng và chống thấm tốt 

Gạch chống nóng Cotto được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét, thành phần boxit sắt xuất hiện khi nung ở nhiệt độ cao, kết hợp cùng công nghệ dây chuyền máy ép thủy lực lớn 1500N.

Vì được nung ở mức nhiệt 1160 - 1200 độ C, nên gạch chống nóng Cotto có khả năng hút nước cực kỳ thấp và độ cứng lớn hơn 220kg/cm2.

Theo như đánh giá của các chuyên gia thiết kế trong ngành, gạch Cotto rất phù hợp trong việc dùng để lát sân thượng, giúp chống nóng và chống thấm rất tốt.   

Chịu được tác động lực lớn 

Không giống như gạch Ceramic hay Procelain, Cotto chịu tác động ngoại lực khá tốt.

Chính vì vậy, dòng sản phẩm này thường được khách hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng vào việc lát sân thượng không có mái che...

Hơn nữa, gạch chống nóng Cotton còn có giá thành khá hợp lý.     

Mang màu truyền thống

Sắc đỏ được xem như là màu truyền thống của Việt Nam.

Từ lâu, gạch chống nóng Cotto đỏ đã đi sâu vào tâm trí người dân Việt Nam, là sản phẩm phổ biến mà bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi như nhà hàng phong cách truyền thống, khu vực di tích lịch sử, đình chùa...

Giá thành hợp lý 

Giá thành là một trong những yếu tố cốt lõi khiến khách hàng đưa ra quyết định có mua sản phẩm nào đó hay không.

Trên thị trường hiện nay, giá gạch chống nóng Cotto ở mức tương đối rẻ và phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

Chính vì thế, loại sản phẩm này cũng được lòng rất nhiều đối tượng khách hàng, từ xây dựng nhà cao cấp đến thi công tạm đều có thể sử dụng gạch chống nóng Cotto để hoàn thiện.

Tính ứng dụng cao 

Để trở thành một loại sản phẩm được đón nhận và có mức tiêu thụ khá cao như hiện nay, gạch Cotto đã phải nâng cao tính ứng dụng vào thực tế trong rất nhiều hạng mục khác nhau.

Gạch chống nóng Cotto được đánh giá là một trong những sản phẩm có tính ứng dụng phổ biến, thích hợp để lát nền nhà cổ, sân thượng, khu vực truyền thống...

Gạch chống nóng Cotto là gì?

Hướng dẫn thi công gạch chống nóng Cotto

Chú ý trước khi tiến hành thi công: Chọn lô sản phẩm có cùng mã hiệu kích thước và màu sắc. Đồng thời, không làm ẩm gạch trước khi lát.

Bước 1

  • Tạo lớp nền cơ sở đầm chặt bền vững, chịu tải được áp lực đi lại trên mặt gạch theo như dự định.
  • Dùng ống nước ti ô, căng dây lấy cốt và tạo độ dốc.
  • Đánh dấu điểm mốc đã lấy cốt.

Bước 2

Trộn lớp vữa lót xi măng cát (mác 25):

  • Lấy 03 phần cát và 01 phần xi măng rồi trộn đều với nhau.
  • Cho nước vào để ngấm dần.
  • Để vữa khô vừa phải, không bị nhão.

Bước 3

Rải lớp vữa lót đã được trộn đều, không đổ đè lên các mốc lấy cốt.

Bước 4

  • Dùng thước gạt phẳng, tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt.
  • Chiều dày lớp vữa lót phải đạt được 2 - 3cm.

Bước 5

  • Dựa theo mẫu thiết kế để xác định điểm lát đầu tiên. Có thể chọn kiểu thẳng hàng, chữ công, hình long cót...
  • Lát từ hai đầu vào, tiến hành trong ra ngoài.
  • Lát hai viên ở mỗi đầu để làm chuẩn, căng dây tạo đường thẳng.

Bước 6

Rải lớp nước xi măng lót trước khi lát để có thể tạo được độ bám dính giữa viên gạch và bề mặt nền.

Bước 7

  • Đặt viên gạch theo cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vữa lót.
  • Mạch vữa giữa các viên còn tùy thuộc vào kích thước của từng loại sản phẩm.
  • Đặt viên gạch theo đúng mép đường dây đã căng.

Bước 8

  • Dùng búa cao su điều chỉnh và đập nhẹ vào viên gạch, tạo độ dính chặt giữa chúng với lớp vữa lót nền.
  • Làm tương tự cho đến khi hoàn thành hết diện tích cần lát.
  • Ở những vị trí không đủ lát cả viên, cần phải đo và điều chỉnh kích thước sao cho kín khít.

Bước 9

Trộn vữa xi măng chít mạch:

  • Lấy 01 phần cát mịn và 01 phần xi măng rồi cho vào thau trộn đều.
  • Chế nước vào từng chút một, đảo trộn cho đến khi đạt được độ nhão vừa phải.
  • Xi măng trắng, bột, nước than có thể được sử dụng để thay đổi màu mạch vữa.
  • Các viên gạch cần phải được cắt theo yêu cầu, khác màu, lát đan xen trang trí... làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bề mặt mạch vữa và nền lát.

Bước 10

  • Nền sau khi lát ít nhất khoảng 03 giờ, lúc này viên gạch đã bám dính chặt vào. Chúng ta sẽ tiến hành chít mạch.
  • Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng vữa vừa đủ vào gọn mạch cần chít.

Bước 11

Dùng bay hớt lượng vữa thừa, không để chúng tràn ra mặt sản phẩm quá nhiều và rơi vãi bám vào bề mặt.

Bước 12

Vê đường mạch vữa gọn gàng, có thể theo hình tròn hoặc miết phẳng, giúp tạo được độ bóng.

Bước 13

Quá trình làm sạch là khâu quan trọng nhất để hoàn thiện nền nhà, tạo được màu tự nhiên của sản phẩm:

  • Sau khi chít mạch khoảng 24 - 36 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khi đó mà mạch vữa đã khô cứng sẽ được tiến hành làm sạch.
  • Xả nước vào nền nhà, dùng giẻ lau sạch các vết vữa bám trên bề mặt và tràn lên cạnh sản phẩm. 

Một số lưu ý khi lát gạch chống nóng Cotto

  • Sản phẩm đã được xử lý một lớp chất chống thấm nên trong khoảng thời gian từ 24 đến 36 giờ, vữa sẽ chưa quá bám chặt vào bề mặt.
  • Không làm sạch nền sớm hoặc muộn hơn so với khoảng thời gian quy định. Vì:
    • Nếu quá sớm, mạch vữa chưa đủ độ liên kết sẽ bị bong lên.
    • Nếu quá muộn, vữa xi măng đông kết cứng sẽ rất khó cho việc làm sạch.
  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để tẩy và làm sạch vết bám bẩn trên bề mặt sản phẩm. 

Gạch chống nóng Cotto là gì?

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị uy tín để mua cho mình những sản phẩm gạch chống nóng Cotto chất lượng, thì hãy nhanh tay liên hệ ngay cho Tư Thành Phát qua hotline 0909 553 750 để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình hơn nhé!

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn