Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường gồm những loại nào?13>
Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường của người tiêu dùng ngày càng cao. Chính vì vậy mà loại sản phẩm này cũng trở nên phổ biến hơn.
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái là loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, có thành phần chủ yếu từ sợi hữu cơ Cellulose kết hợp cùng Acrylic và chất chống thấm Asphalt.
Tấm lợp sinh thái được sản xuất theo phương pháp ép, bề mặt được phủ nhiều lớp Acrylic giúp cho vật liệu có sự dẻo dai.
Loại vật liệu này có thể chịu được những tác động đến từ môi trường thời tiết xấu, không gỉ sét… nên đặc biệt thích hợp sử dụng cho công trình xây dựng ở khu vực biển.
Gỗ ốp tường xanh
Ốp tường là một trong những giai đoạn không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiện dự án.
Hiện nay, thay vì sử dụng loại gạch truyền thống, người ta đã dần chuyển sang chọn gỗ ốp tường xanh.
Đây là loại vật liệu xây dựng khá phổ biến, có tác dụng bảo vệ môi trường vô cùng hiệu quả.
Xi măng xanh
Xi măng xanh hay còn được biết đến với một tên gọi khác là Geopolymer.
Đây là loại vật liệu xây dựng cực kỳ thân thiện với môi trường, được phát triển tại Trung Tâm Công Nghệ Trenchless ở Mỹ.
Loại xi măng xanh có thành phần chủ yếu từ tro bay - một trong những sản phẩm phụ công nghiệp dư thừa.
Nhờ tận dụng hiệu quả được các chất thải công nghiệp mà sản phẩm này có khả năng góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
So với các loại xi măng thông thường, loại vật liệu này mang nhiều ưu điểm vô cùng nổi trội:
- Sở hữu độ chống ma sát cao.
- Khả năng chịu lửa và chống cháy rất tốt, với mức nhiệt lên đến 2400 độ F.
- Cách nhiệt hiệu quả.
- Khả năng chống ẩm tốt, hạn chế được sự ăn mòn.
- Sở hữu độ co ngót thấp.
Gạch ốp lát tái chế
Bình thường khi ốp tường, người ta sẽ sử dụng các nguyên vật liệu như gạch nung và kim loại... Tuy nhiên, quá trình sản xuất chúng đã thải ra rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chính vì vậy, gạch ốp lát tái chế "ra đời" như một giải pháp loại bỏ yếu tố hạn chế của những loại vật liệu kém thân thiện trên.
Nó được làm từ những mảnh gạch vụn dư thừa trong quá trình sản xuất.
Gạch ốp lát tại chế sở hữu gam màu không mấy đa dạng, nhưng được đánh giá là cực kỳ thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại gạch ốp lát làm từ xơ mướp và rác thải nhựa, được mọi người đón nhận khá rộng rãi nhờ tính ưu việt cùng độ thẩm mỹ cao.
Tuy mang trong mình khá nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng loại gạch này vẫn chưa được sản xuất đại trà.
Hy vọng trong thời gian tới đây, loại gạch này sẽ được chế tạo phổ biến hơn để giải quyết tốt vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng.
Gạch không nung
Gạch không nung bê tông bùn là loại vật liệu xanh, vô cùng thân thiện với môi trường và khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Gạch được trộn thêm sỏi và cát để tăng thêm độ chắc chắn.
Tại Việt Nam, sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng sử dụng là 21% trên tổng các loại vật liệu xây dựng của thị trường.
Tuy nhiên, nó được đánh giá là sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhờ vào độ bền cực kỳ cao.
Chi phí của gạch không nung sẽ cao hơn các loại sản phẩm truyền thống. Nhưng nhìn chung, nó mang đến rất nhiều giá trị như khả năng cách âm - nhiệt, chống cháy, thoát ẩm… hiệu quả.
Đồng thời, sản phẩm này còn giúp làm giảm kết cấu cốt thép và hỗ trợ thời gian thi công nhanh chóng hơn. Thông qua đó, góp phần tiết kiệm được nguồn ngân sách đáng kể trong xây dựng.
Ngoài ra, gạch không nung còn giúp giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu và những tác động ngoại lực vào công trình vô cùng tốt.
Sơn sinh thái
Một trong các loại vật liệu xây dựng xanh nổi bậy mà chúng ta không thể bỏ qua ở danh sách này là sơn sinh thái.
Sản phẩm đã được loại bỏ hết các tạp chất độc hại so với mọi loại sơn thông thường.
Đặc biệt hơn là sơn sinh thái không hề chứa chì, thủy ngân, chất hữu cơ bay hơi VOC… Nó có thể hấp thụ mùi hôi, CO2, chống cháy, hạn chế ăn mòn, ngăn chặn các tầng sóng gây nguy hại như điện từ… giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
Giá sơn sinh thái thường cao hơn dòng sản phẩm thông thường từ 2 đến 3 lần, nhưng bù lại thì chúng có độ bền sử dụng lên tận 25 năm.
Trong quá trình sử dụng, sơn sinh thái cũng không bị ẩm mốc và nứt, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí tu sửa lại không gian sống của mình.
Len lông cừu cách nhiệt
Len lông cừu thường được ứng dụng trong ngành xây dựng để tạo ra các loại vật liệu cách nhiệt.
Sản phẩm này còn có khả năng chống lửa vô cùng tốt và hấp thụ độ ẩm cực kỳ hiệu quả.
Các axit amin trong len có thể giữ lại hóa chất độc hại, giúp thanh lọc không khí và mang đến cho người sử dụng khoảng sống thoáng mát và trong lành.