Tại sao gạch không nung dễ bị nứt?13>
Gạch không nung hiện là một giải pháp xây dựng được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại nhược điểm dễ bị nứt. Vì sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Gạch không nung là gì?
Đây là một loại gạch được sử dụng rất nhiều trong các dự án công trình xây dựng. Nó khác với các loại gạch thông thường ở khâu chế tạo.
Bình thường, một loại gạch sẽ phải được nung ở nhiệt độ cao mới đạt đến độ rắn chắc nhất định. Còn với gạch không nung, chúng sẽ được định hình và đạt chỉ số cơ học mà không cần tới nhiệt độ.
Phân loại gạch không nung
Gạch xi măng cốt liệu
Nó còn có một tên gọi khác là gạch Block (gạch bê tông). Loại gạch này được sản xuất từ một số thành phần bao gồm bê tông và nhiều loại vật liệu khác như cát, đá, đất...
Ưu điểm của gạch xi măng cốt liệu:
- Chịu lực rất tốt.
- Có tỷ trọng lớn.
- Khả năng chống thấm cực kỳ cao.
- Cách âm và chống tiếng ồn hiệu quả nhờ kết cấu lỗ nhỏ.
- Đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và kết cấu.
- Dùng vữa thông thường.
Loại gạch cốt liệu này được các chuyên gia xây dựng khuyến khích sử dụng trong các công trình lớn - nhỏ. Nó đáp ứng hầu hết các yếu tố kỹ thuật, không gây ô nhiễm mà lại vô cùng tiết kiệm chi phí.
Gạch Bavanh
Bavanh được cấu tạo nên từ nguồn xỉ than, sau đó đem đi nén cùng một lượng vôi và xi măng theo đúng tỷ lệ để chúng kết dính lại với nhau. Nó thường được khuyên dùng để xây - sửa các công trình phụ.
Ưu điểm của gạch Bavanh:
- Một điểm cộng cho gạch Bavanh là chúng được chế tạo từ chất liệu tự nhiên, không dùng hóa chất hay bất kỳ phụ gia nào, nên cực kỳ thân thiện với môi trường, góp phần đảm bảo sức khỏe của gia chủ.
- Tương tự như gạch xi măng cốt liệu, Bavanh cũng có khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt.
- Tỷ lệ xi măng có trong Bavanh chỉ chiếm 8% so với các nguyên liệu còn lại.
Nhược điểm của gạch Bavanh: Mức độ chịu lực của gạch không tốt như gạch xi măng.
Gạch không nung tự nhiên
Đây là sản phẩm phóng hóa từ các loại đá bazan, không cần chế tạo nhưng loại gạch không nung cũng sẽ tự phát sinh ở những vùng có nguồn Puzolan.
Chính vì vậy, số lượng của loại này cũng không quá nhiều mà chỉ chiếm một diện tích quy mô rất nhỏ.
Ngoài ba loại trên, tại thị trường hiện nay còn có cả gạch không nung bê tông nhẹ, chia làm hai dạng chính là bê tông nhẹ bọt và bê tông nhẹ khí chưng áp...
Tại sao gạch không nung dễ bị nứt?
Chất lượng gạch không đạt tiêu chuẩn
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tường gạch không nung thường dễ bị nứt, đó chính là loại vật liệu này không đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng cần phải có.
Khi chọn mua gạch không nung, bạn cũng cần nên tìm đến những cơ sở sản xuất uy tín và kiểm tra sản phẩm thật cẩn thận, để tránh tình trạng "tiền mất tật mang".
Kỹ thuật xây dựng không đúng và phù hợp
Trong thực tế, tình trạng nứt tường có thể xảy ra với bất kỳ loại vật liệu nào, chứ không phải chỉ riêng gạch không nung. Nhất là khi kỹ thuật xây dựng không đạt chuẩn hoặc kém phù hợp.
Một số nguyên nhân kỹ thuật dẫn đến việc tường gạch không nung bị nứt:
- Vữa không phù hợp.
- Áp dụng kỹ thuật xây dựng cũ, loại vật liệu này có tính chất khác với gạch nung nên gây ra sự cố nứt tường.
- Nền móng không vững.
Do yếu tố thời tiết và môi trường
Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, việc tường gạch không nung dễ nứt còn có thể xuất phát từ lý do khí hậu Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều.
Theo một vài chuyên gia đã nhận định: "Gạch không nung có chỉ số giãn nở do nhiệt cao hơn so với gạch nung, nên thường rất dễ bị nứt."
Phương pháp giải quyết tình trạng gạch không nung dễ bị nứt
Hướng giải quyết tình trạng nứt tường gạch không nung sẽ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra.
Nếu vết nứt xuất hiện do vữa trát không được đảm bảo và bị co ngót, thì việc xử lý thường sẽ rất đơn giản. Đó chính là đục lớp vữa này ra để trát lại. Sau đó, sơn lên màu tương đồng với các khu vực tường cũ.
Còn nếu vết nứt xuất hiện do kết cấu hoặc kỹ thuật thi công, thì xử lý bằng cách thức dùng máy cắt tạo ra rãnh sâu, làm sạch và phụ vữa loại đông cứng nhanh. Cuối cùng, trát lại với vữa thông thường.
Còn nếu vết nứt xuất hiện do chính bản thân gạch thì hướng xử lý thường sẽ phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi người có chuyên môn mới có thể thực hiện được. Cùng với đó, phải theo dõi sự phát triển của vết nứt thường xuyên với chu kỳ một năm. Đồng thời, kết hợp với việc theo dõi sự phát triển của diện tích vết nứt theo thời gian để xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp nhất.
Trên thực tế, gạch không nung là loại vật liệu sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt thân thiện với môi trường, hạn chế khí CO2 và hiệu ứng nhà kính.