Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Ngày nay, thị trường xây dựng đang trở nên sôi nổi và phong phú bởi sự xuất hiện của nhiều loại gạch như gạch bông, gạch tàu, gạch kính...

Gạch tàu

Đây là loại gạch đất nung có màu đỏ nâu đặc trưng, có quy trình sản xuất giống gạch đất nung truyền thống ngày.

Đặc điểm

  • Tạo không khí mát mẻ vào mùa hè, giữ lại hơi ấm vào mùa đông.
  • Khả năng hút ẩm cao, lưu giữ vẻ cổ xưa.
  • Dễ bị đóng cáu rêu vào mùa mưa và mùa nắng thì gây tình trạng bạc màu.
  • Không chịu được trọng tải lớn, dễ vỡ khi có vật nặng đè lên.
  • Giá thành bình dân, phù hợp với đại đa số các công trình tại Việt Nam.

Phân loại

  • Gạch tàu BT( 300 x 340 x 18 mm) có trọng lượng khoảng 3,8 kg.
  • Gạch tàu trơn (300 x 300 x 20 mm) có trọng lượng khoảng 3.35 kg.
  • Gạch tàu lục giác (200 x 200 x 20 mm) có trọng lượng khoảng 1,35kg.
  • Gạch tàu lá dừa (300 x 300 x 20 mm) có  trọng lượng khoảng 3,5kg.
  • Gạch tàu nút (300 x 300 x 20 mm) có trọng lượng khoảng 1,35kg.

Ứng dụng thực tiễn

Từ trước đến nay, gạch tàu luôn là vật liệu truyền thống dùng để lát sàn nhà sân vườn, sân chùa, quảng trường...

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch thông gió 

Gạch thông gió là một loại vật liệu với thiết kế quen thuộc những viên gạch hình vuông, nhưng lại mang họa tiết, hoa văn... tạo cho không gian sống trở nên đặc sắc hơn.

Đặc điểm

  • Mang đến vẻ đẹp mới lạ, bắt mắt.
  • Tạo không gian thoáng mát, giúp lưu thông không khí trong nhà và ngoài trời.
  • Đổi mới phong cách xây dựng nhờ khả năng sáng tạo cao.
  • Độ dày và trọng lớn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Phân loại 

  • Gạch thông gió xi măng.
  • Gạch thông gió đất nung.
  • Gạch thông gió tráng men.

Ứng dụng

Nhờ sở hữu họa tiết cầu kỳ vừa tránh được tác động xấu từ môi trường, lại điều hòa không khí nên gạch thông gió thường làm vách ngăn phân chia khoảng trống, thường thẩm mỹ...

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch không nung

Gạch không nung là loại vật liệu có thành phần chính từ xi-măng, sau khi trải qua khâu định hình thì nó sẽ tự đóng rắn mà không cần đến nhiệt độ. Ngoài ra, độ bền của gạch sẽ được cải thiện nhờ lực ép, rung hoặc kết hợp cả hai.

Đặc điểm

  • Cường độ chịu nén của gạch không nung đạt từ 130-150kg/cm2.
  • Cường độ kháng uốn là 43 kg/cm2.
  • Độ hút ẩm đạt khoảng 8 – 10%.
  • Độ chịu nhiệt tương đương 1000 độ.
  • Kích thước thông dụng thường là 600 x(80/100/150/200) x150 mm, nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của người dùng.

Phân loại theo kích thước

  • Gạch đinh 2 lỗ 40x80x180 mm.
  • Gạch ống 4 lỗ 80x80x180 mm.
  • Gạch block 90x190x390 mm.
  • Gạch block 100x200x400 mm.
  • Gạch block 150x200x400 mm.
  • Gạch block 190x190x390 mm.
  • Gạch block 200x200x400 mm.

Ứng dụng thực tiễn

Đáp ứng xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng mới, gạch không nung cũng phát triển và được ứng dụng tại rất nhiều công trình như kiến trúc cao tầng, cao ốc, trường học...  

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch bông

Gạch bông còn có tên gọi khác là gạch ceramic, với đường nét hoa văn cổ điển được tráng men thủ công. Nó được sản xuất từ 70% đất sét và 30% tràng thạch, sau đó mang nung ở nhiệt độ 1.100 độ C.

Phân loại

  • Gạch ceramic men khô.
  • Gạch men Ceramic ép bán khô.

Đặc điểm

  • Có màu sắc, kích thước... tương đồng nhưng hoa văn vô cùng phong phú. 
  • Mang tính thẩm mỹ cao, theo hướng thiết kế trang trí hình học phẳng.
  • Đối với gạch ceramic men khô, dù ở trong điều kiện khắc nghiệt vẫn không bị rạn nứt ố mốc... đặc biệt là khả năng chống trầy xước và trơn trượt cao.
  • Đối với gạch Ceramic ép bán khô thì chất lượng không bằng, nhưng giá thành mềm hơn.
  • Gạch thường sản xuất với nhiều kích thước như 140 x 140 x 14, 150 x 150 x 16, 200 x 200 x 16 và 300 x 300 x 16 mm.

Ứng dụng thực tiễn

Gạch bông vẫn luôn là vật liệu chủ lực dùng để ốp tường phòng tắm, nhà bếp, lan can, cầu thang, hành lang...

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch men

Gạch men còn được gọi là gạch phủ men với lớp men bao phủ bóng hoặc mờ, nhám, xù xì... tùy thuộc vào nhu cầu người dùng.

Phân loại

  • Gạch men bóng.
  • Gạch men mờ.

Đặc điểm

  • Khả năng chịu lực cao, độ hút ẩm thấp.
  • Tính năng chống mài mòn, chống trơn phù hợp với quy định đã đề ra.
  • Tùy vào mục đích sử dụng mà độ chịu lực, khả năng chịu nén khác nhau. 
  • Đối với gạch men lát sàn thường có các kích cỡ như 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm.
  • Còn gạch men ốp tường lại có những kích cỡ khác như 100x100mm, 105x105mm, 200x200mm, 250x250mm, 200x250mm, 250x400mm, 300x600mm và 50x230mm.

Ứng dụng thực tiễn

Gạch men vẫn là dòng vật liệu truyền thống, dùng trong kỹ thuật ốp tường, cầu thang, lối đi, hồ bơi…

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch kính

Gạch kính là loại vật liệu có hình kính hộp cường lực, chứa áp suất chân không phía trong. 

Đặc điểm 

  • Khả năng cách nhiệt tốt.
  • Tối giản quá trình bảo trì, thay thế và sửa chữa.
  • Cách âm đồng thời cách nhiệt tốt. 
  • Mang đến vẻ đẹp độc đáo và sang trọng.

Ứng dụng thực tiễn

Gạch kính được dùng để làm tường nghệ thuật, vách ngăn... đối với gia chủ muốn hứng ánh sáng từ môi trường bên ngoài.

Phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn