Những điều cần biết về xi măng

Những điều cần biết về xi măng

Xi măng là một trong những loại vật liệu xây dựng vô cùng quan trọng, quyết định độ bền và thẩm mỹ của công trình bất kỳ.

Xi măng là gì?

Xi măng (tên tiếng Pháp là Ciment) - được biết đến như một chất kết dính sử dụng tính chất thủy hóa. Nó thường được dùng làm yếu tố giúp liên kết tất cả những thành phần cấu thành khác lại với nhau.

Sau một thời gian bảo dưỡng trong điều kiện nhất định, vật liệu nhận được ở dạng rắn có các tính chất cơ học (cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo...) hay các tính chất vật lý (tính thấm, tính khuếch tán...) tùy thuộc vào mong muốn của người sử dụng.

Xi măng được tạo thành bằng cách nghiền mịn Clinker, thạch cao thiên nhiên và một số loại phụ gia khác. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra phản ứng thủy hóa, tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Sau đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết, tiếp đến là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ nhất định.

Vì sở hữu tính chất kết dính khi tác dụng với nước nên xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực.

Những điều cần biết về xi măng

Ứng dụng của xi măng

Xi măng được ứng dụng rất rộng rãi do sở hữu ưu điểm là thi công đơn giản, có tính chất cơ học tốt và tuổi thọ cao.

Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, đây là loại vật liệu chính dùng để xây cầu, nhà, kênh, cống...

Trong xử lý rác thải hạt nhân, việc xi măng hóa cho phép cố định các chất phóng xạ một cách sâu sắc trong vi cấu trúc của loại vật liệu này.

Sản xuất xi măng là ngành công nghiệp lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo dự báo quy hoạch, nhu cầu sử dụng xi măng tại nước ta vẫn còn tiếp tục tăng và sẽ đạt khoảng 70 triệu tấn vào năm 2020.  

Những điều cần biết về xi măng

Các thành phần và quy trình sản xuất xi măng

Các thành phần

Thành phần của xi măng bao gồm đất sét, đá vôi và một số chất phụ gia khác được trộn theo tỷ lệ nhất định. Sau đó, đem nghiền mịn để tạo ra xi măng.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất xi măng được chia làm 06 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô

  • Để sản xuất xi măng, người ta cần sử dụng một số nguyên liệu thô như sắt, canxi, silic, nhôm ở trong đất sét... cùng với đá vôi và cát.
  • Các nguyên liệu thô sẽ được tách ra từ núi đá vôi. Chúng được vận chuyển tới nhà máy để tiếp tục công đoạn sản xuất thông qua băng chuyền.
  • Cũng có một số nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng như đá phiến, vảy thép cán, tro bay, bô-xít...
  • Các khối đá có kích thước lớn trước khi vận chuyển tới nhà máy sẽ được nghiền nhỏ sao cho bằng với kích thước của những viên sỏi.

Giai đoạn 2: Phân chia tỷ lệ, trộn lẫn và nghiền

  • Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được vận chuyển tới các phòng thí nghiệm của nhà máy. Đây sẽ là nơi tiến hành công việc phân tích, chia tỷ lệ đá vôi và đất sét một cách chính xác. Thông thường, tỷ lệ chia sẽ là 80%:20%. Sau đó, đưa tất cả vào máy nghiền.
  • Các công nghệ sản xuất xi măng hiện nay đều được đánh giá là khá hiện đại, nên quá trình nghiền cũng diễn ra nhanh chóng hơn rất nhiều. 
  • Đá vôi và đất sét sau khi nghiền sẽ tạo thành bột mịn.
  • Các nguyên liệu thô còn lại sẽ được trữ trong đường ống sau khi nghiền thành bột mịn.

Giai đoạn 3: Trước khi nung

  • Trước khi tiến hành quá trình nung, nguyên liệu đã nghiền hoàn chỉnh sẽ được đem cho vào trong buồng. Buồng này tận dụng nguồn năng lượng nhiệt tỏa ra từ lò nên rất tiết kiệm nguyên liệu.

Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò

  • Phần nguyên liệu nghiền từ buồng trước nung sẽ được đẩy vào trong lò nung.
  • Nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1450 độ C.
  • Trong lò xảy ra phản ứng giữa Ca và SiO2 để tạo ra CaSiO3 - thành phần chính của xi măng.
  • Để cung cấp nhiệt cho lò nung, người ta sử dụng than đá hoặc khí tự nhiên.
  • Các nguyên liệu rơi xuống vị trí thấp nhất trong lò nung sẽ tạo thành sỉ khô.

Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm

  • Sỉ được lấy ra khỏi lò và dùng khí cưỡng bức để làm mát.Chúng tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ và nguội dần.
  • Lượng nhiệt tỏa ra lại được thu trở ngược vào lò nên rất tiết kiệm.
  • Các viên bi sắt có tác dụng nghiền bột mịn thành xi măng.

Giai đoạn 6: Đóng gói và vận chuyển

  • Người ta đóng gói xi măng thành các bao có trọng lượng từ 20-40kg và vận chuyển tới đại lý, cửa hàng tiêu thụ...

Những điều cần biết về xi măng

Tính chất của xi măng

Khi nói về xi măng, người ta thường nghĩ ngay đến một số tính chất sau:

  • Là một loại vật liệu có chứa nhiều thành phần khoáng.
  • Có độ mịn cao.
  • Khối lượng riêng là 3.05-3.15g/cm3.
  • Thời gian ninh kết được xác định thông qua dụng cụ vi-cat.
  • Tính ổn định thể tích thay đổi do sự trao đổi nước của hồ xi măng và môi trường.
  • Khoáng vật, độ mịn và hàm lượng thạch cao quyết định tới lượng nhiệt xi măng phát ra khi rắn chắc.
  • Cường độ và mác xi măng được đánh giá theo TCVN 4032:1985.

Phân loại xi măng

Trước đây, trên thị trường chỉ có duy nhất một loại xi măng poóc-lăng thông dụng. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện thêm hai loại khác là PCB và PC.

Ngoài ra, còn một số chủng loại xi măng khác bao gồm xi măng bền sun phát, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng dãn nở, xi măng ít tỏa nhiệt, xi măng tro bay...

Xi măng được phân loại thành các tính chất như sau:

  • Hồ xi măng: Là hỗn hợp được tạo thành từ xi măng và nước. Hồ xi măng chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu vật liệu xi măng, do nó chiếm tỷ lệ phần trăm lớn và chi phối nhiều tính chất cơ lý của loại vật liệu này.
  • Vữa xi măng: Là hỗn hợp của xi măng, cát và nước. Vữa chính là vật liệu nhận được khi cho thêm cát vào hồ xi măng.
  • Bê tông: Là hỗn hợp của xi măng, cát, sỏi và nước. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà thêm chất phụ gia khác cho phù hợp với mục đích sử dụng.  

Những điều cần biết về xi măng

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu mua xi măng đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý, thì hãy nhanh tay liên hệ ngay cho Tư Thành Phát thông qua số hotline 0909 553 750 để được hỗ trợ tư vấn tận tình hơn nhé!

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn