Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Những loại gạch xây dựng thường được các nhà thầu lựa chọn cho các công trình xây dựng của mình, hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin nhé!

Gạch tàu

Cấu tạo:

Gạch tàu là một loại gạch đất nung màu đỏ nâu, gạch tàu cũng được làm từ đất nung ở nhiệt độ cao giống gạch đất nung truyền thống.

Đặc điểm:

  • Gạch tàu truyền thống có ưu điểm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
  • Khả năng hút ẩm tốt, thẩm mỹ truyền thống cao.
  • Gạch dễ bị bám rêu và bạc màu theo thời gian.
  • Khả năng chịu lực thấp, dễ vỡ khi có trọng tải quá lớn đè lên.
  • Gạch tàu có giá thành rẻ, là sản phẩm lát sàn truyền thống của người Việt Nam.

Các loại gạch tàu - quy cách - trọng lượng:

  • Gạch tàu BT (300x340x18mm) trọng lượng 3,8kg.
  • Gạch tàu lá dừa (300x300x20mm) trọng lượng 3,5kg.
  • Gạch tàu trơn (300x300x20mm) trọng lượng 3.35kg.
  • Gạch tàu lục giác (200x200x20mm) trọng lượng 1,35kg.
  • Gạch tàu nút (300x300x20mm) trọng lượng 1,35kg.

Ứng dụng:

Gạch tàu dùng để lát sàn nhà truyền thống, lát sân vườn, lát sân đình chùa, chòi vỉa hè, quảng trường, đường đi, thềm cầu thang.

Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch không nung (Gạch block)

Cấu tạo:

Gạch block là loại gạch không nung được làm từ xi-măng, sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ. Độ bền của viên gạch được tăng cường nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

Gạch block bao gồm các loại: Gạch xi măng cốt liệu, Gạch bê tông nhẹ, Gạch papanh, Gạch bê tông thủ công, Gạch ống, Gạch polymer hóa.

Đặc điểm:

  • Cường độ chịu nén của gạch đặc đạt từ 130 - 150kg/cm2.
  • Cường độ kháng uốn: 43kg/cm2.
  • Độ hút ẩm: 8 – 10%.
  • Độ chịu nhiệt: 1000 độ C.

Quy cách:

Kích thước thông dụng 600x(80/100/150/200)x150mm.

Ứng dụng:

Gạch block thường được sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kè đê và trang trí...

Gạch men (Gạch granite)

Cấu tạo:

  • Gạch men hay gạch phủ men (glazed tile) là sản phẩm rất thông dụng, gồm lớp men phủ trên bề mặt phần xương của viên gạch. Lớp men có thể bóng hoặc mờ, nhám, xù xì, tùy vào thiết kế.
  • Có 2 loại gạch men: là gạch men bóng và gạch men mờ.

Đặc điểm:

  • Độ chịu lực cao, độ hút nước thấp, khả năng chống mài mòn, chống trơn phải đạt yêu cầu, theo tiêu chuẩn chất lượng quy định.
  • Tùy vào chức năng gạch men ốp tường hay sàn mà có tiêu chuẩn độ chịu lực, nén khác nhau. Gạch men ốp sàn có các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn gạch men ốp tường.

Quy cách:

  • Với gạch men (ceramic) lát sàn, có các kích cỡ: 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm.
  • Với gạch men ốp tường, có các kích cỡ: 100x100mm, 105x105mm, 200x200mm, 250x250mm, 200x250mm, 250x400mm, 300x600mm, 50x230mm.

Ứng dụng:

Gạch men thường tùy thuộc vào tính năng của từng loại mà gạch men được dùng để lát sàn hoặc ốp tường, cầu thang, lối đi, hồ bơi...

Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch đất nung (Gạch gốm truyền thống)

Gạch đất nung là một trong các loại gạch xây dựng, được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, phơi khô thành viên gạch màu đỏ cứng và chắc.

Đặc điểm:

  • Gạch đất nung truyền thống có giá thành rẻ, sử dụng rộng rãi.
  • Độ bền xây dựng cao.
  • Là vật liệu rất dễ vỡ, hao hụt trong quá trình vận chuyển.
  • Độ chịu lực thấp.
  • Quá trình sản xuất ra sản phẩm, sản sinh ra môi trường nhiều lượng khí độc hại, ô nhiễm môi trường.
  • Trọng lượng viên gạch khoảng 2kg. Khả năng hút ẩm từ 14%-18%.

Quy cách:

Gạch nung 2 lỗ: 220x105x60mm, gạch nung 4 lỗ: 80x80x180mm, gạch đặc 100, gạch đặc 150, gạch 3 lỗ, gạch 6 lỗ.

Ứng dụng:

Là vật liệu phổ biến trong xây dựng các công trình nhà ở, công trình công cộng...

Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch thông gió, gạch tuynel (Gạch gốm trang trí)

Gạch thông gió là loại gạch đất nung có hoa văn thông thoáng thường dùng để ốp tường lấy sáng và lấy gió cho ngôi nhà. Được làm từ sứ, với nhiều màu sắc đẹp mắt, màu ngọc quý, giá trị thẩm mỹ cao.

Đặc điểm:

  • Gạch thông gió là loại gạch trang trí, có nhiều hoa văn đa dạng, độ thẩm mỹ cao.
  • Độ chịu lực, chịu nén thấp, dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, thi công.
  • Gạch gốm thông gió có các đặc điểm giống gạch đất nung thông thường, độ chịu ẩm thấp, dễ bị rêu mốc, bạc màu theo thời gian.
  • Gạch thông gió làm từ sứ tạo hình được nhiều hình dáng, thiết kế cầu kỳ đẹp mắt hơn, màu sắc phong phú hơn, dễ vỡ hơn gạch thông gió bằng gốm.

Quy cách:

  • Kích thước thông dụng 500x500, 400x400, 300x300, 200x200mm, độ dày 60mm.
  • Màu sắc đỏ đất. Gạch thông gió rất đa dạng về chủng loại thiết kế, hoa văn mẫu mã, gạch thông gió có thể tạo hình chữ hán đẹp, đem lại nhiều hạnh phúc, may mắn cho gia chủ.

Ứng dụng:

Làm vách, tường trang trí, thông thủy cho các công trình nhà ở, sân vườn, biệt thự, nhà thờ, nhà hàng, quán cafe, chùa chiền...

Gạch kính

Gạch kính là một loại kính hộp cường lực có thổi áp xuất chân không bên trong có độ chịu nén, lực cao, dùng để xây dựng tường các tòa nhà cao tầng, các công trình.

Đặc điểm:

  • Bên trong mỗi viên gạch kính là khoảng chân không với áp suất 0,3atm, gạch kính có tính năng cách ly nhiệt rất cao.
  • Khả năng không bám dính​ giúp dễ dàng cho việc vệ sinh và bảo trì. Nếu bị nứt, vỡ, việc thay thế bằng một viên gạch kính khác cũng rất tiện lợi.​
  • Tường gạch kính có khả năng xuyên sáng, lấy sáng cho không gian tốt.
  • Gạch kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Độ thẩm mỹ cao, không nấm, mốc, mối mọt, như các vật liệu tường thông thường, độ bền cao.

Quy cách:

  • Kích thước gạch hộp vuông: 190x190x95mm.
  • Trọng lượng: 2,3kg/viên.
  • Độ cách âm: 45%.

Ứng dụng:

  • Gạch kính dùng để ốp tường các công trình. Để tăng hiệu quả lấy sáng cho các không gian nội thất nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững và thẩm mỹ cho các công trình. Tạo hiệu ứng tường nước, làm mát cho không gian bên trong.
  • Làm vách ngăn cho các không gian, kể cả những nơi chịu lực từ sàn đến mái nhà.

Mẹo phân biệt các loại gạch trong xây dựng

Gạch cao su

Gạch cao su là loại gạch được làm từ cao su PU với một lớp bề mặt bằng cao su EPDM thô có bề mặt xốp và nhẹ dùng để lát sàn các khu vực chức năng.

Đặc điểm:

  • Bảo vệ sàn các khu vực chịu nhiều áp lực về tải trọng trong các khu thương mại, công nghiệp và khu vui chơi giải trí.
  • Chống ồn, cách âm cũng như tăng khả năng bám dính.
  • Gạch cao su độ bền cao, có rãnh chống trượt, giảm sốc.
  • Không có khả năng chống cháy, dễ bắt cháy.
  • Chịu được thời tiết mưa nắng ngoài trời, bền với thời tiết.

Các loại gạch cao su và quy cách:

  • Độ dày viên gạch từ 15 đến 43mm.
  • Gạch cao su chữ T: Kích thước: 200x250mm.
  • Gạch cao su con sâu: Kích thước: 225mm x 115mm.
  • Gạch cao su chữ nhật: Kích thước: 110x220mm.

Ứng dụng:

Gạch cao su sử dụng chủ yếu để ốp sàn các hạng mục các công trình công cộng, giải trí như:

  • Khu vực đường lái xe tải, câu lạc bộ golf , phòng khám thú y, khu vực hồ bơi.
  • Trường mẫu giáo, trường học, sân chơi trong nhà, ngoài trời, công viên giải trí, trung tâm thể dục, phòng tập thể dục, hành lang lối đi, mái hiên, câu lạc bộ golf, sàn phòng trưng bày và triển lãm, khu công nghiệp...

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm cho mình một địa chỉ cung cấp gạch uy tín và chất lượng, thì liên hệ ngay cho Tư Thành Phát thông qua hotline 0909 553 750 để được hỗ trợ thêm về các dịch vụ mua hàng bên chúng tôi.

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn