Hướng dẫn cách lát gạch lá dừa13>
Muốn đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho công trình sau khi hoàn thiện, bạn cần tham khảo hướng dẫn lát gạch lá dừa đúng kỹ thuật trong bài viết này!
Gạch lá dừa là gì?
Gạch lá dừa thuộc dòng sản phẩm ngói lợp trang trí với thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đất nung cao cấp, kết hợp cùng một số nguyên vật liệu phụ khác.
Loại gạch này được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Đức và Italy.
Cũng nhờ vậy mà thành phẩm tạo ra luôn đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trên thị trường hiện nay.
Hơn nữa, gạch lá dừa còn sở hữu nhiều điểm nổi bật khác như không bị cong vênh khi thành phẩm và có độ hoàn thiện cao hơn so với những loại khác.
Và đặc biệt, thiết kế những gờ nổi đều đã tạo nên tính thẩm mỹ nhất định cho từng viên gạch lá dừa. Đồng thời, góp phần hạn chế trơn trượt cực kỳ hiệu quả khi sử dụng tại vị trí có độ dốc cao.
Một vài thông số kỹ thuật của gạch lá dừa:
- Kích thước: 300x300x20mm
- Trọng lượng: 3,5kg/viên.
- Quy cách: 11 viên/m2.
Ưu và nhược điểm của gạch lá dừa
Vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên gạch lá dừa có độ sử dụng rất phổ biến:
- Phù hợp sử dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.
- Có khả năng làm mát vào mùa hè và đem lại sự ấm áp khi đông đến.
- Giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- Có khả năng hút ẩm tốt, hạn chế được phần nào tình trạng rêu mốc bám trên bề mặt gạch sau một thời gian dài sử dụng, góp phần đem đến nét thẩm mỹ lâu bền.
- Ứng dụng được trong nhiều loại công trình kiến trúc.
- Sở hữu thiết kế đơn giản, mang lại vẻ sang trọng cho không gian sử dụng.
- Khả năng chống trơn trượt cho những vị trí có độ dốc rất tốt.
Tuy nhiên, dòng sản phẩm này vẫn còn một số nhược điểm như sau:
- Sử dụng lâu dễ xuất hiện tình trạng bạc màu.
- Khả năng chống rêu mốc còn hạn chế và chưa đạt được mức tuyệt đối.
- Có khả năng chống chịu ngoại lực khá kém.
Hướng dẫn cách lát gạch lá dừa
Bước 1: Tạo lớp nền
- Làm sạch bề mặt của những vị trí cần ốp trước khi thi công.
- Sử dụng hỗn hợp vữa và cát được trộn theo tỷ lệ 50:70.
- Rải đều hỗn hợp đã trộn lên bề mặt nền. Sau đó, dùng bay hoặc thước nhôm để cán cho phẳng.
Lớp vữa tốt nhất nên được đổ tầm 2 - 3cm để quá trình thi công được diễn ra dễ dàng và hạn chế tình trạng lãng phí nguyên vật liệu.
Lưu ý, không nên sử dụng hỗn hợp vữa và cát quá nhão/khô, bởi nó có thể làm giảm chất lượng thi công cũng như tính thẩm mỹ sau khi hoàn thiện.
Bước 2: Lát gạch
- Khi đã chuẩn bị xong lớp nền, bạn có thể dùng dây căng từ trái sang phải để tạo ra một đường thẳng hàng.
- Muốn tạo độ kết dính giữa gạch và lớp nền, bạn cần phải thực hiện rãi đều hỗn hợp nước cùng với xi măng đã chuẩn bị lên trên bề mặt.
- Tiến hành lát gạch lá dừa.
- Dùng bay hoặc búa gõ nhẹ lên trên bề mặt gạch để nó tăng khả năng bám chặt.
Ở bước này, bạn cũng cần chú ý xem đã thực hiện lát gạch đúng chiều hay chưa, giúp tạo nên độ hài hòa và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình sau khi hoàn thiện.
Bước 3: Chít mạch gạch
Sau khi đã hoàn thành bước 2 xong khoảng 3 - 4 tiếng, lúc này gạch đã bám chặt vào lớp nền và bạn đã có thể thực hiện quá trình chít mạch để lấp đầy những khoảng hở giữa chúng.
Khi thực hiện chít mạch gạch, bạn có thể dùng bay để đưa bột trét vào và gạt đi những phần dư thừa.
Quá trình này cần phải được thực hiện một cách cẩn thận để không làm dính lớp bột trét ra bên ngoài bề mặt ngoài, làm mất vẻ thẩm mỹ ban đầu và rất khó vệ sinh sau khi hoàn thiện.
Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ quá trình lát gạch, bạn đợi tầm 24 - 36 giờ cho những đường chít mạch khô hoàn toàn rồi tiến hành vệ sinh và lau chùi để vị trí thi công được sạch sẽ.
Bạn có thể dùng giẻ lau những lớp bột vô tình dính trên bề mặt gạch và xả sạch lại với nước, tạo nên vẻ bóng loáng cho công trình.
Hãy liên hệ trực tiếp với cửa hàng vật liệu xây dựng Tư Thành Phát của chúng tôi thông qua hotline 0909 553 650 để đặt mua gạch lá dừa chất lượng với mức giá cạnh tranh ngay nhé!