Cách tính nguyên vật liệu xây dựng nhà ở tiết kiệm chi phí13>
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, được các gia chủ đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng nhà.
Xây nhà là một việc quan trọng, cũng là nhu cầu thiết yếu của cả đời người, nhưng hầu như ai cũng cảm thấy bỡ ngỡ không biết cách tính vật liệu xây dựng trong quá trình xây dựng sao cho hợp lý. Vậy nên, thông qua nội dung bài viết bên dưới, Tư Thành Phát mong rằng bạn sẽ biết cách tính vật liệu xây dựng sao cho thật tiết kiệm, tối đa được các khoản chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, sự an toàn, mang lại vẻ đẹp sang trọng, tiện nghi cho chính ngôi nhà thân yêu của mình.
Cách tính vật liệu xây dựng khi xây nhà qua diện tích
Dựa vào kinh nghiệm, cũng như cách tính vật liệu xây dựng phổ biến thường được áp dụng trong ngành hiện nay, chủ yếu dựa vào tổng diện tích xây dựng để tính toán chi phí vật liệu. Việc này, sẽ giúp khách hàng hạn chế tình trạng bị các đơn vị xây dựng đẩy giá vật liệu lên cao và mua dư số nguyên liệu cần dùng.
Công thức tính vật liệu dựa trên diện tích được áp dụng theo công thức sau:
- Tầng 1: 100%.
- Lầu: 100% (Tổng nhà ở có bao nhiêu tầng lầu thì nhân lên bấy nhiêu lần)
- Mái: 30% đối với mái tôn, 50% đối với mái bằng và 70% đối với mái ngói.
- Sân nhà: 50%.
Cách tính chi phí làm móng nhà
Để tính toán chi phí làm móng nhà, trước tiên bạn cần xác định được loại móng mà bạn muốn thực hiện. Bạn nên đi khảo sát trắc địa ở nhiều nơi, cùng với kinh nghiệm của những gia chủ xung quanh khu vực đó, vì họ biết rõ nguồn gốc đất mà họ đang sở hữu.
Nếu như bạn không có thời gian, thì cũng có thể tìm đến những đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở để được hỗ trợ và tư vấn kỹ càng hơn.
Bởi phần móng là bộ phận chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà, nên được xem là bộ phận rất quan trọng. Việc tính toán chi phí xây dựng phần móng nhà cũng sẽ có chút phức tạp, tuy nhiên bạn vẫn có thể kiểm soát được.
Thông thường, cách tính phần móng sẽ như dưới đây:
- Móng đơn: Được tính toán bao gồm trong đơn giá thi công.
- Móng bằng một phương: 50% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô.
- Móng bằng hai phương: 70% x diện tích của tầng 1 x đơn giá tính phần thô.
- Móng cọc (ép tải): 200.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + nhân công ép cọc + Hệ số đào móng: 0,2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá của phần thô.
- Móng cọc (khoan nhồi): 400.000/m x số cọc x chiều dài của cọc + Hệ số đào móng: 0,2 x (diện tích của tầng 1 + diện tích của sân) x đơn giá tính phần thô.
Lưu ý: Đơn giá móng cọc và nhân công nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực, địa phương.
Cách tính chi phí sắt thép sử dụng xây nhà
Bạn có thể tính khối lượng sắt thép trên mỗi m3 xây dựng theo số liệu sau:
- Móng nhà: 100 đến 120kg/m3.
- Dầm: 180 đến 200kg/m3.
- Sàn nhà: 120 đến 150kg/m2.
- Cột:
- 200 đến 250kg/m3 (nhịp >5m).
- 170 đến 190kg/m3 (nhịp <5m).
- Vách tường: 180 đến 200kg/m3.
- Cầu thang: 120 đến 140kg/m3.
- Mái: 250 đến 350kg/m3.
Lưu ý: Dự tính trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào cách xây nhà, kiến trúc thi công mà cần khối lượng sắt thép khác nhau, mà nhà thầu xây dựng sẽ có phương pháp tính phù hợp hơn.
Cách tính định mức xây tường
Định mức gạch ống xây tường
Gạch ống là loại gạch rất quen thuộc trong ngành vật liệu xây dựng nhà cửa. Loại gạch này có thành phần chế tạo gồm đất sét và nước kết hợp với nhau theo công thức chuẩn chung của ngành. Nó sẽ tạo ra một hỗn hợp quánh đặc lại có độ dẻo nhất định, sau đó được đổ vào khuôn và mang đi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng, chúng sẽ được đem đi nung để tạo thành các viên gạch.
Hiện nay, tường nhà được chia thành hai loại khác nhau gồm loại tường 10 và loại tường 20. Ở miền Bắc tường 10 có chiều dày là 110mm và tường 20 với chiều dày là 220mm. Loại gạch phổ biến được sử dụng để xây dựng hai loại tường này là 6.5x10.5x22cm. Còn ở khu vực miền Nam, tường 10 và 20 sẽ có kích thước lần lượt là 100mm và 200mm với loại gạch 4x8x19cm hoặc 8x8x19cm.
Để tính được số lượng viên gạch cần dùng trong xây tường, bạn tính theo công thức (Dài + Rộng) x 2. Sau đó, lấy kết quả trên nhân với chiều cao của bức tường dự tính xây dựng và trừ đi số diện tích cửa đứng, cửa sổ ở trong bức tường sẽ ra được số lượng gạch cần thiết.
Sau khi tính được số lượng gạch cho một bức tường bạn có thể tính được tổng lượng gạch cho toàn thể ngôi nhà. Như vậy là bạn đã tính được chi phí vật liệu gạch sử dụng xây nhà.
Thông thường định mức xây tường gạch ống cho 1m2 bao gồm:
- Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 8.819cm là 58 viên và 43 lít vữa.
- Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 8.819cm là 118 viên và 51 lít vữa.
- Xây tường bằng gạch ống dày 10cm 101.020cm là 46 viên và 15 lít vữa.
- Xây tường bằng gạch ống dày 20cm 101.020cm là 90 viên và 33 lít vữa.
Định mức gạch thẻ cho m2
Bên cạnh loại gạch ống quen thuộc, thì trong xây nhà loại gạch thẻ cũng rất được ưa chuộng. Gạch thẻ được dùng khá phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhẹ nhàng của nó. Đồng thời, loại gạch này không bị rêu mốc trong điều kiện không khí có độ ẩm cao. Nhờ vậy mà gạch thẻ được tin tưởng ứng dụng nhiều cho ngoại thất.
Lưu ý: Trong quá trình vận chuyển vật liệu cũng ảnh hưởng nhiều đến chi phí mua vật liệu xây dựng. Vì vậy, khách hàng nên chọn những đại lý chính hãng có các dịch vụ ưu đãi hỗ trợ việc vận chuyển để tiết kiệm chi phí cho mình.